Bản chất của ngôn ngữ là sự phát triển ngôn ngữ từ từ, liên tục. Chính vì sự thật này nên mặc dù đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nhưng tại Anh và tại Mỹ, tiếng Anh tồn tại những sự khác biệt. Điều này đã làm khái niệm “Tiếng Anh – Anh” và “Tiếng Anh – Mỹ” ra đời. Trong bài viết này, SunUni Junior sẽ chia sẻ cho ba mẹ những sự khác biệt điển hình trong tiếng Anh – Anh và Anh Mỹ và giúp ba mẹ con nên học “loại” tiếng Anh nào.
Người Mỹ nói tiếng gì?
Để biết người Mỹ nói tiếng gì, chúng ta cần tìm hiểu một chút đặc điểm nhân khẩu học tại đây. Nước Mỹ là một quốc gia rộng lớn với dân số hơn 300 triệu người đến từ những nguồn gốc khác nhau như gốc Âu, gốc Á, gốc Phi. Từ đặc trưng này ta có thể thấy dù Mỹ không có một ngôn ngữ chính thức nhưng bởi ước tính có tới 96% người Mỹ nói tiếng Anh và có hơn 82% dân số sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ nên gần đây, tiếng Anh đang được các nhà lập pháp công nhận chính thức là ngôn ngữ của nước Mỹ. Kết luận lại, tiếng Mỹ chính là nói tiếng Anh theo kiểu Mỹ.
Dù đều sử dụng tiếng Anh nhưng tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau như thế nào?
1 – Từ khác nhau mang nghĩa giống nhau
Sự khác biệt nổi bật nhất giữa American English và British English là phần từ vựng. Sẽ có những từ người Mỹ sử dụng nhưng người Anh thì không. Tương tự, có những từ người Mỹ sử dụng từ này thì người Anh lại dùng từ khác.
Ví dụ:
Từ vựng Anh – Anh | Từ vựng Anh – Mỹ | Ý nghĩa |
Chủ đề Thức ăn (Food) |
||
Biscuit | Cookie | Bánh quy |
Chips | Fries | Khoai tây chiên |
Crisps | Chips | Bim bim khoai tây chiên |
Jacket potato | Baked potato | Khoai tây bỏ lò |
Sweets | Candy | Kẹo ngọt |
Chủ đề quần áo (Clothing) |
||
Jumper | Sweater | Áo len |
Muffler | Scarf | Khăn quàng |
Pyjamas | Pajamas | Bồ đồ mặc nhà |
Chủ đề giao thông (Transportation) |
||
Taxi | Cab | Xe taxi |
Lorry | Truck | Xe tải |
Underground | Subway | Tàu điện ngầm |
Petrol | Gasoline | Trạm tiếp xăng dầu |
Motorway | Highway | Đường cao tốc |
Chủ đề sinh hoạt hàng ngày (Daily activities) |
||
Holidays | Vacations | Kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ |
Cooker | Stove | Bếp (ga, điện) |
Curtains | Drapes | Rèm cửa sổ |
Wardrobe | Closet | Tủ quần áo |
Lift | Elevator | Thang máy |
Rubber | Eraser | Tẩy |
Autumn | Fall | Mùa Thu |
Film | Movie | Phim |
Rubbish | Garbage | Thùng rác |
Còn có rất nhiều từ vựng khác nhau nữa nhưng hầu hết người Mỹ và người Anh thường có thể đoán được ý nghĩa thông qua ngữ cảnh của một câu.
2 – Từ giống nhau mang nghĩa khác nhau
Một số từ tồn tại trong cả 2 thứ tiếng nhưng chúng mang nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, “geezer” trong tiếng Anh – Mỹ chỉ một người lớn tuổi nhưng “geezer” trong tiếng Anh – Anh chỉ người ở mọi lứa tuổi, thường là nam, người có thể là bạn của một ai đó hoặc một người được cho là “cool” (tuyệt). Tương tự, từ “homely” trong tiếng Anh – Mỹ chỉ sự đơn giản, xấu xí nhưng trong phiên bản Anh – Anh, nó mang nghĩa ấm cúng, thoải mái.
Trên khắp châu Âu và hầu hết quốc gia, “football” nghĩa là bóng đá còn ở Mỹ là “soccer”. “Football” ở Mỹ chỉ một môn thể thao hoàn toàn khác là bóng bầu dục.
3 – Từ trong tiếng British English không có trong tiếng American English và ngược lại
Nhiều từ trong tiếng American English không có trong tiếng British English và ngược lại. Ví dụ những thứ độc đáo của Mỹ như “s’mores” (chỉ món bánh được làm từ bánh graham crackers, kẹo dẻo marshmallow và socola) hay “grits” (bột yến mạch khô) không có từ tương ứng ở Anh.
4 – Sự khác biệt trong chính tả
Một số khác biệt về chính tả khác có thể kể đến: xu hướng của tiếng Mỹ là kết thúc các từ bằng “-ize” thay vì “-ise” như trong tiếng Anh. Kết thúc “-er” của các từ như “theater” hay “center” trong tiếng Mỹ bị đảo ngược trong tiếng Anh, thành “theatre” và “centre”.
Một số từ khác gần như không thể nhận ra là cùng gốc, chẳng hạn như “curb” trong Anh – Mỹ và “kerb” trong Anh-Anh (cùng chỉ lề đường).
5 – Sự khác biệt trong ngữ pháp
Tiếng Anh – Anh sử dụng thì hiện tại hoàn thành cho các hành động ở quá khứ gần có ảnh hưởng đến hiện tại. Tiếng Anh – Mỹ không phủ nhận điều này nhưng họ thường sử dụng quá khứ đơn trong trường hợp này hơn.
Ví dụ: “I broke your cup. Will you forgive me?” thay vì “I’ve broken your cup. Will you forgive me?”
6 – Sự khác biệt trong cách giao tiếp
Người Mỹ có xu hướng thoải mái và thẳng thắn trong ngôn ngữ của họ hơn so với người Anh nên ngay cả tại văn phòng, người Mỹ có thể chào hỏi thoải mái bằng “Hey” hoặc “What’s up?”. Tuy nhiên ở Anh, có nhiều khả năng nhận được lời chào kiểu trang trọng hơn như “Good morning” hay “How do you do?”.
7 – Sự khác biệt trong dấu câu
Trong một câu trích dẫn tại Mỹ sẽ sử dụng dấu ngoặc kép, dấu nháy đơn sẽ sử dụng cho trích dẫn ở trong 1 trích dẫn sử dụng dấu ngoặc kép nhưng ở Anh thì ngược lại. Đối với các từ viết tắt người Anh không thêm dấu chấm ở phía sau trong khi người Mỹ thường thêm “Mr.”, “Ms.”,…
8 – Định dạng ngày, tháng
Cách viết ngày tháng của người Mỹ và người Anh khác nhau nên có thể gây nhầm lẫn. Người Mỹ viết ngày theo thứ tự tháng – ngày – năm (MM/DD/YYYY). Vì vậy ngày 9 tháng 4 năm 2022 sẽ viết là 4/9/2022. Ở Anh viết ngày – tháng – năm (DD/MM/YYYY) giống Việt Nam nên ngày này sẽ viết là 9/4/2022.
Con nên học tiếng Anh – Anh hay Anh Mỹ?
“Việc nói tiếng Anh – Anh hay Anh – Mỹ phụ thuộc khá nhiều vào những gì con được học tại trường lớp và không có loại tiếng Anh nào là đúng hay sai.” – Đây là nhận định của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (CAE).
Tuy nhiên việc phân ra 2 “loại tiếng Anh” này cũng có khiến ba mẹ thắc mắc: Con nên sử dụng tiếng Anh nào trong các bài thi Speaking (Nói) của Cambridge và điều này có ảnh hưởng đến điểm số của con hay không?
Theo trang web chính thức của CAE – Cambridgeenglish.org, trong các bài thi Cambridge, các con không cần quá quan tâm đến việc sẽ sử dụng loại tiếng Anh nào mà đơn giản là các con hãy giao tiếp/truyền thông tin một cách thật rõ ràng và hiệu quả. Cụ thể:
- Về phát âm: Nói các từ riêng biệt thật rõ ràng
- Về trọng âm: Lưu ý nhấn đúng trọng âm trong 1 từ
- Về ngữ điệu: Đảm bảo nhấn nhá đúng trường hợp