Với bất cứ những ai vừa mới nhảy việc, việc hiểu và đàm phán lương khởi điểm là vô cùng quan trọng, đặc biệt là mức lương sau thử việc. Nếu bạn không hoàn thành tốt khâu này, chắc chắn bạn sẽ phải tiếc nuối hoặc thất vọng khi muốn làm việc lâu dài tại công ty mới. Vậy làm thế nào để đàm phán mức lương khởi điểm tốt nhất cho bản thân? Hãy cùng SunUni Junior tìm hiểu ngay nhé!

Cần tìm hiểu về mặt bằng lương

Trước khi tiến hành đàm phán lương sau thử việc thì việc đầu tiên mỗi chúng ta cần làm đó là tìm hiểu về mặt bằng chung mức lương trong thời điểm hiện tại, mặt bằng chung của xã hội, của ngành nghề mà mình tham gia để có được những hiểu biết cụ thể, chính xác và từ đó mới đưa ra được con số lương hợp lý nhất cho chính mình.

Chính việc cân đối, có sự hài hòa trong mọi yếu tố sẽ giúp chúng ta có đưa ra mức lương hợp lý, tránh đưa ra mức lương quá thấp ảnh hưởng tới lợi ích của bản thân hoặc quá cao khiến doanh nghiệp khó có thể chấp nhận được.

Quan tâm tới chế độ phúc lợi

Khi đàm phán lương sau thử việc đạt được thành công không chỉ được đánh giá dựa trên con số lương mà bạn nhận được. Sự thành công còn được đong đếm dựa trên các chế độ phúc lợi kèm theo khi bạn gắn bó với công việc, với tổ chức. Những phúc lợi như tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, hay thời gian nghỉ phép,… cần được quan tâm để bảo vệ tốt nhất cho chính quyền lợi của bản thân mình.

Dựa vào khả năng của bản thân, hiểu về tổ chức để việc đưa ra những đề nghị khi đàm phán lương luôn có sự hợp lý, chính xác và khiến tổ chức khó lòng từ chối được.

Chú ý tới việc lựa chọn thời điểm

Một thời điểm thích hợp sẽ giúp quá trình đàm phán lương của bạn diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Đừng lựa chọn thời điểm tổ chức đang có quá nhiều việc, hay khi người lãnh đạo gặp khó khăn, trục trặc trong công việc, cuộc sống,… hay những thời điểm không thuận lợi khác để tiến hành đàm phán lương sau thử việc.

Kể cả khi bạn đã thử việc thành công, tạo được thiện cảm lớn với doanh nghiệp thì một thời cơ hợp lý để thỏa thuận về lương cũng cần được chú ý nếu không muốn làm mất đi những lợi thế vốn có của bản thân mình.

Luôn có sự chủ động nhất định

Trở thành một người thông minh, chủ động trước nhà tuyển dụng. Việc bạn tỏ ra bị động, thiếu tự tin vào bản thân mình chính là điểm khiến tổ chức đánh giá thấp hơn về bạn, hoặc có thể sẽ đưa ra mức lương bất lợi cho bạn. Vì thế, thể hiện khả năng của bản thân, luôn tỏ ra chủ động, có sự hiểu biết nhất định sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn, đánh giá cao hơn và sẽ có được một mức lương hợp lý nhất.

Nên nhớ không được mở lời trước

Sự chủ động trong quá trình đàm phán lương sau thử việc không nằm ở việc bạn chủ động đưa ra một con số cụ thể, hay việc bạn yêu cầu về công việc mình thực hiện. Điều đó đôi khi sẽ gây ra tác dụng tiêu cực, khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn quá tự tin vào bản thân, từ đó rất dễ khiến bạn mất đi cơ hội vốn thuộc về bạn. Sự chủ động một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp quá trình đàm phán lương của mỗi người diễn ra thuận lợi và thành công hơn rất nhiều.

Để thực hiện đàm phán lương sau thử việc thành công có nhiều lưu ý, vấn đề cần được lưu tâm. Tuy nhiên, hy vọng rằng với những lời khuyên trên đây sẽ giúp mỗi người phần nào có thêm được kinh nghiệm quý báu cho mình để sớm có được một công việc phù hợp với khả năng đồng thời cũng đạt được mức lương mơ ước. Đó chính là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới việc bạn có gắn bó với công việc lâu dài hay không.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay